Diện tích tim tường là gì? Cách tính và phân biệt [NHƯ THẾ NÀO?]
Diện tích tim tường là gì? Hiện nay có rất nhiều gia chủ quan tâm đến vấn đề này. Vậy để các bạn có thể hiểu hơn cũng như có cách tính toán chính xác thì hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.
Nội dung chính
Diện tích tim tường là gì?
Diện tích tim tường được hiểu là cách tính diện tích đo từ tâm tường ở trung tâm căn hộ. Hay còn gọi là “diện tích sàn xây dựng”. Diện tích của tim tường bao gồm tường bao ngôi nhà, tường phân chia căn hộ và cả diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật trong căn hộ.
Cách tính diện tích tim tường theo công thức sau:
Diện tích tim tường = Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, logia + diện tích để ở
Tuy nhiên cách đo này có nhược điểm ở một số căn hộ có nhiều cột chịu lực và cả hộp kỹ thuật đi qua. Như vậy thì sẽ bị thiệt thòi hơn. Hiện nay, các doanh nghiệp chia đều tất cả các chi phí và cả lợi nhuận mong đợi cho từng mét vuông bán được.
Diện tích thông thủy là gì?
“Thông thủy” là gì? Đây là từ có nguồn gốc từ Hán – Việt, trong đó từ Thủy có nghĩa là nước, còn từ Thông là thông suốt, liền mạch. Vậy nên thông thủy nghĩa là nơi mà nước chạy qua một cách liền mạch và không bị cản trở. Thuật ngữ Thông thủy sử dụng phổ biến trong xây dựng, thiết kế và cả trong kiến trúc. Diện tích thông thủy có tên tiếng anh là Carpet Area.
Như vậy, diện tích thông thủy hay còn được gọi là diện tích sử dụng của căn hộ, nó là phần diện tích gồm diện tích của tường ngăn các phòng trong căn hộ, diện tích ban công hoặc là logia (nếu có) gắn cùng với căn hộ đó. Bên cạnh đó, diện tích thông thủy còn sử dụng thuật ngữ là diện tích lọt lòng.
Ở nước ngoài, diện tích thông thủy gọi là diện tích trải thảm. Có nghĩa là ở đâu có thể trải được thảm thì sẽ được đo. Lưu ý nhỏ khi tính diện tích của ban công thì cần phải tính toàn bộ diện của tích sàn. Trường hợp mà ban công có phần diện tích tường chung thì ta tiến hành tính từ mép trong của tường chung.
=> Diện tích thông thủy = {Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, logia + diện tích ở} – {Diện tích tường bao quanh + tường phân chia căn hộ + diện tích sàn có cột + hộp kỹ thuật}
Phân biệt diện tích tim tường và thông thủy
Yếu tố | Diện tích | |
Thông thủy | Tim tường | |
Các phần tính diện tích | Các phòng bên trong của căn hộ và diện tích của ban công, lô gia (nếu có) gắn liền cùng với căn hộ đó | Tường ngăn của căn hộ. Bao gồm cả diện tích của sàn có xây cột và hộp của kỹ thuật nằm bên trong căn hộ. |
Các phần không tính diện tích | Phần diện tích của tường bao, tường chia giữa các căn hộ cùng với diện tích sàn có cột và hộp kỹ thuật nằm trong căn hộ. | |
Áp dụng thực tế tại căn hộ A là căn của bạn và căn hộ B,C là của người hàng xóm. Trong đó căn hộ của bạn sẽ bao gồm hai phòng phủ, 2 nhà vệ sinh và cả ban công. | Bao gồm diện tích hai phòng, diện tích của hai nhà vệ sinh cùng với tường ngăn cách hai phòng ngủ, tường ngăn cách của hai nhà vệ sinh và diện tích sàn ban công. | Bao gồm diện tích Thông thủy, diện tích tường được bao quanh căn hộ để ngăn cách với căn hộ B, C, diện tích của sàn có cột, diện tích hộp kỹ thuật bên trong của căn hộ. |
Cách sử dụng | Chỉ dùng bên trong căn hộ hay nó còn gọi là diện tích lọt lòng. | Là diện tích được tính cả tường xây dựng căn hộ và quyết định quyền sở hữu của tài sản. |
Thuật ngữ thường được sử dụng trong mua bán bất động sản. | Diện tích sở hữu hoặc là diện tính sàn đó là nơi đến diện tích của thông thủy | Diện tích xây dựng hoặc là diện tích phủ bì đó là diện tích của Tim tường. |
Loại hình bất động sản | Căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đê biết chính xác giá mua đối các loại hình khác. | Đối với căn hộ chung cư thì ta sẽ tính diện tích Tim tường (đó chính là giá bán) |
Cách đo diện tích tim tường – thông thủy
#1. Cách tính diện tích tim tường
Để tính diện tích của Tim tường, các bạn cần phải đo từ tâm tường nằm ở trung tâm của căn hộ. Sau đây là công thức cụ thể:
Stt = Snp + Sbc + So
Trong đó:
- Stt: Diện tích tim tường
- Snp: Diện tích tường ngăn phòng
- Sbn: Diện tích ban công, logia
- So: Diện tích để ở
Với cách tính diện tích của tim tường sẽ có các nhược điểm khi mà một số căn hộ có nhiều cột chịu lực bên trong và cả hộp kỹ thuật. Điều đó cần phải tính toán để có cách đo đạc không bị thiệt thòi cho người mua và cả bên người bán.
#2. Cách tính diện tích Thông thủy căn cứ vào quy định nào?
Để tính diện tích thông thủy thì ta căn cứ vào Thông tư số 03/2014/TT-BXD được thay thế cho Thông tư số 16/2010/TT-BXD. Theo Thông tư mới được quy định thì cách tính diện tích như sau:
“Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư được tính theo kích thước thông thủy bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công, lô gia (nếu có) và không tính diện tích tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ. Khi tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diện tích sàn; trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung.”
#3. Lợi ích cho người mua khi biết cách tính diện tích Thông thủy
Hiện nay, tâm lý cũng như là thói quen khi mua căn hộ của nhiều khách hàng, người ta không chú ý đến cách đo như thế nào, hoặc là cách tính Thông thủy cụ thể. Vậy nên, với những nội dung được cung cấp này sẽ giúp các bạn tránh được các thiệt thòi trong quá trình mua căn hộ. Ngoài ra, các nhà đầu tư đôi lúc cũng túng lúng về cách tính diện tích này. Dẫn đến tình trạng mà kích thước lại không trùng khớp giữa thực tế và hợp đồng mua bán đã được thỏa thuận từ trước.
Nếu diện tích trên hợp đồng mà lớn hơn so với thực tế thì sẽ rất thiệt thòi cho bên người mua. Vậy nên, việc các bạn cần nắm rõ cách tính này để có thể chủ động trong việc mua căn hộ hoặc là tư vấn, hỗ trợ cho mọi người xung quanh.
#4. Công thức cụ thể để diện tích Thông thủy và áp dụng thực tế
S = (a x b) + (c x d) – (∑ei + f)
Trong đó:
- S: Diện tích Thông thủy
- a, b: Chiều dài và ngang bên trong căn hộ (tính từ phần tường mép trong)
- c, d: Chiều dài và ngang của ban công, lô gia (nếu có).
- ∑ei: Tổng diện tích của cột chịu lực bên trong căn hộ, i là số cột.
- f: diện tích sàn có hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ (thường căn hộ sẽ chỉ có một f, nếu có 2 f trở lên thì tính tổng như e ở trên)
Ví dụ:
Với những thông tin được cho như sau: a = 8,8m, b = 7m, c = 1,5, d = 5,5m, e = 0.8m2 (có 3e), f = 0.8m2.
=> S= (8,8 x 7) + (1,5 x 5,5) – [(0,8 x 3) + 0,8] = 61,6 + 8.25 – 3.2 = 66,65m2.
Trên đây là thông tin về diện tích tim tường cách tính và cách phân biệt giữa tim tường và thông thủy mà Bilico muốn chia sẻ tới quá bạn đọc. Nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất. Hãy theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!