Khe lún tường rào là gì? Cách bố trí khe lún (HỢP LÝ)
Khe lún tường rào được xem là giải pháp xử lý khá phổ biến và hiệu quả cho hàng rào khi có sự chênh lệch lớn về khối lượng và kiến trúc công trình. Vậy cách bố trí khe lún tường rào như thế nào là hợp lý đảm bảo độ an toàn, tham khảo ngay bài viết dưới đây của Bilico để có câu trả lời chính xác nhất.
Nội dung chính
Khe lún tường rào là gì?
Khe lún là khoảng hở của hai công trình tính từ móng cho tới mái. Như vậy, khe lún tường rào là khoảng cách hở tính từ móng tường rào tới mái của công trình khác như nhà ở. Xử lý khe lún tường rào không đúng kỹ thuật cũng sẽ mang đến nhiều hệ lụy, trực tiếp ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình.
Có một thực tế là có nhiều ngôi nhà mới xây, mặc dù khi thi công đã đóng cọc 8m nhưng sau thời gian ngắn xuất hiện tình trạng tường rào bị xé. Đa số chỗ tường rào bị xé nhiều nhất ở phần tiếp giáp giữa tường rào và tường nhà chính. Nếu để lâu sẽ khiến công trình bị sụt, lún.
Khi nào nên dùng khe lún cho tường rào
Chúng ta đã hiểu phần nào tầm quan trọng của khe lún. Vậy khi nào nên dùng khe lún tường rào?
Theo quy phạm kỹ thuật xây dựng thì khi tiến hành xây dựng hai công trình liền kề nhau, có tải trọng và chiều cao chênh lệch nhau thì cần tạo khe lún ở giữa để tách biệt hai công trình.
Hình ảnh minh họa: Khe co dãn và khe lún công trình tường rào
Việc xây dựng trên nền đất yếu thì ít hay nhiều cũng sẽ bị lún, chiều cao và trọng lượng công trình khác nhau thì sẽ có tỉ số lún khác nhau. Tường rào và nhà ở, nhất là những ngôi nhà nhiều tầng có tải trọng và kích thước chênh lệch nhau, bởi vậy tạo khe lún cho công trình là rất cần thiết.
Cách bố trí khe lún tường rào hợp lý
Bố trí khe lún hợp lý sẽ giúp cho công trình không bị nét, xé, đảm bảo kết cấu chịu lực cho công trình, mang lại tuổi thọ cao và an toàn trong khi sử dụng. Vậy bố trí khe lún hàng rào như thế nào thì hợp lý?
Theo kỹ thuật xây dựng, khe lún phải được bố trí làm sao cho các công trình có tính độc lập với nhau. Đồng thời khe lún tường rào cần có đủ cường độ chịu lực, không gây ra những vết nứt trên đất. Chiều rộng của khe lún tùy thuộc vào tính chất biến dạng của công trình, đồng thời khoảng cách khe lún tường rào thường được lựa chọn trong khoảng 2 – 3cm.
Hình ảnh minh họa: Cách bố trí khe lún xử lý hiệu quả nhất
Cần phải tạo móng riêng cho cả ngôi nhà và tường rào khi bố trí khe lún. Lưu ý là phần móng của 2 công trình không được đặt sát nhau, tốt nhất cần đặt thêm công – sơn đỡ cho tường rào. Phần móng cũng cần được thiết kế chân đế rộng để tránh lụt sún hay nét xẻ do bố trí khe lún không đều.
Thực tế thì việc làm khe lún cũng gây tốn nhiều thời gian và chi phí. Do đó, người ta sẽ bố trí khe lún trong các trường hợp thực sự cần thiết như nền đất yếu, công trình có tải trọng chênh lệch, chiều dài công trình lớn trên 60m.
Trên đây là những thông tin liên quan đến khe lún tường rào và cách bố trí khe lún hợp lý đảm bảo độ an toàn. Để không gian sống gia đình trở nên nổi bật và sinh động hơn bạn có thể tham khảo thêm những mẫu hàng rào bê tông của công ty Bilico chúng tôi.