Công ty cổ phần Xây dựng và Thiết bị Bilico

Trồng hàng rào xương rồng đẹp [TẠO PHONG THỦY] - Bilico

29/07/2020 16:01 +07 - Lượt xem: 53611

Nhắc đến hàng rào xương rồng chắc hẳn chúng ta không còn ai xa lạ với loại cây gai góc này. Cây không chỉ được trồng làm thuốc chữa bệnh, hàng rào mà nó còn mang nhiều giá trị phong thủy tốt đẹp. Hãy cùng Bilico tìm hiểu về vẻ đẹp và cách trồng loài cây này ngay nhé.

Hàng rào xương rồng

 

Đặc điểm về cây xương rồng

Muốn hiểu rõ hơn về hàng rào xương rồng, chúng ta cần tìm hiểu chi tiết về loài cây này. Nhắc đến xương rồng là nhắc đến một loại cây có sức sống mãnh liệt, chịu đựng mọi sự khắc nghiệt của tự nhiên. Xương rồng mọc hoang hoặc cũng được người ta đưa vào trồng ở vườn nhà và lai tạo thành những chủng loại khác có màu sắc phong phú, đa dạng. Cùng tìm hiểu về những đặc điểm và công dụng của chúng ngay sau đây.

 

1. Đặc điểm

Xương rồng là loại cây quen thuộc với nhiều người. Nó còn được gọi với các tên khác như hóa ương lặc, bá vương tiêm. Tên khoa học của loài cây này là Euphorbia antiquorum L. và thuộc họ nhà Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây ưa sống ở những vùng khô cằn, sa mạc nắng gió, nhiều cồn cát.

Cây xương rồng tầm cỡ trung bình. Đã có ghi nhận, cây xương rồng có chiều cao lớn nhất đạt 6 đến 8m. Cây có rất nhiều cành, bên trong cành mọng nước. Cành có hình 3 cạnh lồi, hầu hết lá kèm biến thành gai. Cây có lá nhỏ nhưng hầu như rất ít lá, cuống lá ngắn và mọng nước. Lá xương rồng có hình quả trứng ngược, mọc sát cành và thường không nhìn rõ gân lá.

 

cây xương rồng hàng rào

Hình ảnh minh họa mô tả hình dáng và đặc điểm xương rồng

 

Xương rồng có hoa với màu sắc khá đa dạng và rực rỡ. Cuống hoa thường rất ngắn, được mọc thành từng tán ở những điểm hõm mép cành. Mỗi cụm hoa bao gồm 3 tổng bao, đường kính 1cm, hình cầu dẹt, màu vàng hoặc đỏ. Hoa nở nhiều nhất vào mùa xuân. Có thể nói hoa của chúng rất đẹp, mặc dù cây sống ở những vùng khắc nghiệt nhưng những bông hoa xương rồng lại rất rực rỡ và nổi bật.

Do đó, loài hoa này thường được tượng trưng cho sức sống tiềm tàng và mãnh liệt.

Về chủng loại, chúng ta có thể thấy, xương rồng có nhiều chủng loại khác nhau. Tại Việt Nam, phổ biến nhất là xương rồng ông và xương rồng bà. Xương rồng ông là loại có 3 cạnh, có gai. Xương rồng bà là loại không có cạnh, có gai. Cả 2 loại này đều có gai, chúng mọc hoang tại rất nhiều nơi và thường được trồng làm cảnh hoặc làm hàng rào.

 

2. Công dụng

Cây xương rồng có các công dụng như sau:

➣ Chữa bệnh

Xương rồng có tác dụng chữa bệnh, phát huy hiệu quả trong một số bài thuốc điều trị bệnh. Trong xương rồng có thành phần kháng viêm rất tốt cho nên người ta thường dùng chúng để chữa mụn nhọt, các bệnh viêm loét như viêm dạ dày, tá tràng, viêm da… Tuy nhiên, nhựa xương rồng chứa chất độc, vì thế tuyệt đối không để chảy vào mắt, khi sử dụng cần hết sức cẩn thận.

 

Xương rồng làm hàng rào và thuốc

 

Có thể tham khảo một số bài thuốc từ xương rồng như sau:

  • Chữa đau răng: lấy cành xương rồng ông 3 cạnh, loại bỏ gai và đen sngs mềm. Khi thấy chúng đã mềm lại và hơi nóng thì cho thêm chút muối. Sau đó cho lát xương rồng vào vùng răng bị đau và ngậm. Khi chảy nước bọt nhiều thì nhổ đi bởi vì nuốt có thể gây đau bụng đi ngoài. Kiên trì thực hiện ngày 2 đến 3 lần đau răng sẽ thuyên giảm.
  • Hạ đường huyết: Dùng khoảng 500g lá xương rồng đun cùng nước cho đến khi sôi. Chắt lấy nước để nguội bớt và uống 3 lần trong ngày. 
  • Chữa bỏng: Lấy bẹ xương rồng giã nát sau đó đắp lên vùng da bị bỏng. Cách làm này không những giúp sát khuẩn, làm dịu vết thương mà còn kích thích mọc da non.

 

➣ Làm cảnh

Một công dụng khác về cây xương rồng mà ai cũng biết đến. Đó chính là làm cảnh. Vì là loại cây rất dễ sống cho nên lựa chọn cây này làm cảnh hầu như người trồng không phải dày công chăm sóc. Do đó, cây thường được trồng dọc hàng rào hoặc trồng trong khuôn viên vườn nhà.

Xương rồng có hoa rất đẹp, kiểu dáng cây cũng rất độc đáo, nên có một số loại xương rồng còn được trồng trong chậu để trưng bày tại các kệ trang trí, bàn làm việc …

 

➣ Phong thủy

Một công dụng khác của cây xương rồng chính là phong thủy. Loại cây này thường được trồng tại những nơi cần xua đuổi tà khí, giải trừ xú khí, hóa giải vận hạn… Cây có gai nên mang hung khí cao bởi vậy người ta thường trồng xương rồng ở hàng rào cổng ngõ để đảm bảo tính năng bảo vệ. Tuy nhiên cây không hợp để trồng trong nhà, công ty bởi nó sẽ dẫn tới chia ly, khuynh gia bại sản.

 

Cách trồng và chăm sóc hàng rào xương rồng

Xương rồng là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc. Bởi vậy không khó khăn gì nếu như bạn muốn tạo một hàng rào xương rồng cho ngôi nhà của mình. Sau đây Bilico sẽ cung cấp cách trồng và chăm sóc hàng rào từ loại cây đặc biệt này.

Cây xương rồng không ưa ẩm ướt do đó, khi trồng xương rồng làm hàng rào cần chú ý lựa chọn đất tơi xốp, thoáng khí. 

 

trồng hàng rào xương rồng

 

Đào rãnh trồng xương rồng có độ sâu từ 15 đến 20cm. Khoảng cách giữa các cây là từ 1m đến 1,2m. Xương rồng có thể được trồng bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt. Đối với xương rồng thì người ta thường trồng bằng cách giâm cành.

Chăm sóc hàng rào xương rồng không hề khó khăn bởi vì đây là loại cây rất dễ sống. Cây không có cành lá xum xuê vì vậy không cần cắt tỉa lá cành. Loài cây này cũng không có sâu bọ bởi vậy việc chăm chút cho nó càng đơn giản gấp nhiều lần. Tuy nhiên, cần chú ý đảm bảo ánh sáng tốt nhất cho cây. Do đó, quanh khu vực hàng rào không nên để cây to, có bóng râm vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

 

Trên đây là những thông tin về hàng rào xương rồng. Đây là loại cây không khó chăm sóc bởi vậy chỉ cần lưu ý một chút về đặc điểm của cây là bạn có ngay một hàng rào đẹp. Ngoài ra để gia tăng độ chắc chắn cho công trình, các bạn có thể tham khảo những mẫu hàng rào bê tông của chúng tôi. Chúc bạn thành công!

>>>Có thể bạn quan tâm: Cách trồng và chăm sóc hàng rào cúc tần [DỄ DÀNG]

 




Bài xem nhiều